This post is also available in: English Español (Spanish) 繁體中文 (Chinese (Traditional)) Français (French)

Giáo viên thường cảm thấy bối rối trong những lần đầu sử dụng màn hình tương tác (hay còn gọi là bảng trắng tương tác) trong lớp học của mình, chính vì vậy mà nhiều giáo viên vẫn sẽ thích cách giảng dạy bằng cách truyền thông hơn. Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ, chính vì vậy mà giáo dục thông minh cũng trở thành một xu hướng tất yếu và màn hình tương tác trở thành một trong những công cụ để nhà trường, giáo viên tiếp cận với Giáo dục 4.0. Giống như bất kỳ công nghệ mới nào, màn hình tương tác cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức về việc có được đón nhận sử dụng hay không và làm thế nào để vượt qua những thách thức này.
Hãy cùng ViewSonic tìm hiểu về những khó khăn khi sử dụng màn hình tương tác và các giải pháp để giúp tích hợp công nghệ vào giảng dạy.

Thật khó để bỏ lỡ những buổi triển lãm công nghệ giáo dục gần đây khi không ít thương hiệu đã giới thiệu các mô hình, chức năng và kích thước màn hình tương tác khác nhau. Thoạt nhìn, có vẻ những thiết bị này sẽ trở thành tiêu chuẩn vàng trong lĩnh vực công nghệ giáo dục cho các trường học trên toàn thế giới.  Tìm kiếm nhanh trên YouTube, chúng ta đều có thể tìm thấy vô số video so sánh giữa các thương hiệu, thông số kỹ thuật và gói phần mềm khác nhau. Trong khối lượng thông tin khổng lồ về công nghệ như vậy lại không hề có bất kỳ thông tin nào đề cập đến quan điểm của giáo viên khiến nhiều người tự hỏi liệu giáo viên thực sự cảm thấy thế nào khi sử dụng màn hình tương tác kỹ thuật số? Liệu giáo viên có sẵn sàng đón nhận sử dụng sản phẩm mới này trong lớp học của mình, hay màn hình tương tác kỹ thuật số chỉ là vật trưng bày của các trường học?

Màn hình tương tác ngày càng trở nên phổ biến hơn

Một trong những lý do chính mà màn hình tương tác ngày càng trở nên phổ biến hơn, dễ tiếp cận là do giá cả. Nếu như 10 năm trước, một chiếc màn hình cảm ứng khổ lớn có giá khoảng từ $20.000 đến $30.000, thì hiện nay chúng ta đã có thể mua một chiếc màn hình tương tác 65″ với giá chỉ khoảng $3,000. Tuy nhiên, vẫn còn một số chuyên gia nghi ngờ về tính thực tiễn và tiện ích của những thiết bị này trong trường học.

ViewSonic tự hào là thương hiệu hàng đầu của Mỹ có trên 30 năm kinh nghiệm làm việc với giáo viên để tạo ra những công nghệ mà giáo viên thực sự muốn sử dụng.  Dựa trên các trải nghiệm thực tế mà các giáo viên chia sẻ, chúng tôi đã tổng hợp ra 5 khó khăn chính khiến giáo viên chưa muốn tiếp cận với màn hình tương tác. Đồng thời, chúng tôi cũng đưa ra một vài giải pháp để giúp nhà trường và giáo viên có thể đưa màn hình tương tác kỹ thuật số vào lớp học.

Lợi ích khi sử dụng màn hình tương tác

5 khó khăn chính khiến giáo viên chưa muốn tiếp cận với màn hình tương tác

1. Sử dụng màn hình tương tác quá phức tạp

Chúng ta thường phức tạp hóa những điều đơn giản. Giáo viên thường chỉ tìm kiếm giải pháp thay thế cho bảng viết phấn hoặc bảng trắng truyền thống. Trong thị trường đầy cạnh tranh như ngày nay, các công ty không ngừng đưa ra thị trường màn hình kỹ thuật số có tích hợp sẵn các widget, phần mềm và tiện ích. Mới nghe thì thiết bị này sẽ rất hiệu quả nhưng thực tế mạng lại rất ít giá trị cho môi trường giảng dạy. Về cơ bản, các thương hiệu đã tích hợp mọi thứ vào thiết bị này nhưng lại không nghĩ đến suy nghĩ của giáo viên, không biết họ thực sự cần gì để hỗ trợ giảng dạy. Các thiết bị càng có nhiều phần mềm và ứng dụng thì càng trở nên phức tạp và càng khó học. Trong môi trường lớp học, nơi mà giáo viên giảng dạy thì mọi sự chậm trễ hoặc gián đoạn trong lớp học  đều sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng học tập.

Bên cạnh đó, thời gian để học sử dụng chương trình và phần mềm mới cũng rất hạn chế vì giáo viên không có thời gian và có thể phải sử dụng cả thời gian cá nhân của mình để tham gia vào các buổi đào tạo.  Hơn nữa, việc gọi bộ phận CNTT hỗ trợ trong giờ học còn làm ảnh hưởng đến quà trình giảng dạy mà giáo viên đã dày công gây dựng, từ đó làm giảm chất lượng học tập.

2. Màn hình tương tác thiếu bộ nhớ và thiếu khả năng chuyển đổi định dạng các tệp tin

Không giống như khi viết trên bảng trắng, màn hình tương tác kỹ thuật số mang lại sự thuận tiện nhờ khả năng lưu trữ tệp tin.  Qua thời gian, một số loại tệp tin hoặc chương trình nhất định, như Microsoft PowerPoint để phục vụ mục đích thuyết trình, hoặc MS Word để soạn thảo văn bản đã trở thành tiêu chuẩn trong lớp học.  Tuy nhiên, không phải màn hình tương tác kỹ thuật số nào cũng có sẵn các loại phần mềm cơ bản này. Mỗi thương hiệu lớn trong lĩnh vực này đều có loại tệp riêng của mình.  Màn hình tương tác thiếu khả năng hỗ trợ đa phương tiện cho loại tệp đuôi .iwb tiêu chuẩn trong khi bài học đòi hỏi phải có video, hình ảnh minh họa và biểu đồ. Hạn chế này dẫn đến một vấn đề lớn khi trường học thay đổi nhà cung cấp và toàn bộ loại tệp cũ không còn tương thích với phần mềm mới.  Đặc biệt những tệp tin phụ thuộc vào Flash thì sẽ không được hỗ trợ nữa. (Tìm hiểu thêm về Flash tại đây.)

3. Màn hình tương tác không đủ linh hoạt để phù hợp với phương pháp giảng dạy hiện nay

Mỗi thương hiệu sản xuất màn hình tương tác đều cam kết cung cấp thiết bị có khả năng linh hoạt đa chức năng. Tuy nhiên, giáo viên lại cảm thấy sản phẩm này không hơn gì những chiếc máy chiếu được nâng cấp và không thực sự giúp nâng cao trải nghiệm học tập. Mục đích của màn hình tương tác là để hỗ trợ quá trình học tập thông qua việc sử dụng các công cụ và nội dung đa dạng để giúp bài học hấp dẫn hơn và thu hút sự tương tác của học sinh nhiều hơn.

Nhấn vào đây để khám phá 6 phương pháp tăng hiệu quả giảng dạy trong lớp học nhờ màn hình tương tác.

Ngay cả khi bật màn hình tương tác thì giáo viên vẫn phải đứng trước lớp và giảng bài như cách mà họ vẫn thường làm trước bảng viết phấn và bảng trắng truyền thống. Ngày nay, tài liệu được trình bày sống động hơn nhưng điều này không thực sự ảnh hưởng đến cách truyền đạt kiến thức và cũng không giúp ích nhiều trong việc thúc đẩy khả năng tự khám phá và làm việc hợp tác. Điều quan trọng hơn, do thiếu khả năng linh hoạt nên nhiều chức năng của bảng trắng tương tác không bao giờ được sử dụng hết chức năng.

 4. Màn hình tương tác chưa được tích hợp Hệ thống Lớp học

Khi trường học trang bị màn hình tương tác kỹ thuật số sai mục đích thì giáo viên và học sinh sẽ là những người chịu hậu quả. Trong một số trường hợp, giáo viên cảm thấy trường học trang bị màn hình tương tác như một công cụ quan hệ cộng đồng để quảng bá trường học hơn là một công cụ giảng dạy. Do đó, nhà trường không thể nhìn thấy tất cả những quá trình vô hình cần thiết để đảm bảo có thể sử dụng và sử dụng đúng mục đích của bảng trắng tương tác. Khía cạnh vô hình gồm có tốc độ mạng, nhân viên hỗ trợ CNTT, kích thước phòng học và cách sắp xếp nội thất phòng học để tối đa hóa hiệu quả học tập.

Ngoài ra, nhà trường cần đồng bộ hoá  Hệ thống quản lý học tập và người dùng trên tất cả màn hình tương tác để đảm bảo giáo viên có thể đăng nhập, chia sẻ tệp và giao bài tập về nhà. Học sinh và phụ huynh học sinh có thể trao đổi, phản hồi với giáo viên cũng trên nền tảng đó. Nếu không giải quyết được vấn đề tích hợp hệ thống một cách hiệu quả thì màn hình tương tác kỹ thuật số chẳng khác gì một chiếc máy chiếu đắt tiền hoặc trong trường hợp tệ nhất chỉ là chiếc màn hình không được sử dụng.

 5. Màn hình tương tác cần được phổ biến rộng rãi, đào tạo chuyên môn và được tổ chức chấp nhận

Khi trường học đã trang bị đầy đủ cơ sở hạ tầng và giáo viên sẵn sàng chấp nhận sử dụng màn hình tương tác thì giáo viên vẫn thường không thể sử dụng thiết bị hiệu quả. Điều này phần lớn là do công tác đào tạo chuyên môn chưa tốt.

Do tính chất của lớp học, việc giáo viên biết cách sử dụng các công cụ trước khi  được cung cấp đặc biệt quan trọng. Giáo viên thường phải chuẩn bị bài giảng trước để giờ học diễn ra suôn sẻ khi lên lớp. Đây sẽ là thách thức nếu giáo viên không tự tin khi điều khiển màn hình tương tác. Các trường học trường phải chịu áp lực ứng dụng công nghệ mới mà không xem xét đến vấn đề thời gian và giáo viên thực hành cần sử dụng thành thạo những thiết bị này.

Ứng dụng công nghệ giáo dục đúng cách ngay từ đầu với màn hình tương tác

Việc chuyển đổi lớp học từ bảng viết phấn và bảng trắng truyền thống đòi hỏi các trường học phải đầu tư rất nhiều về cả thời gian lẫn tiền bạc. Do có thể gặp nhiều rủi ro, trường học cần lập kế hoạch về cơ sở hạ tầng phục vụ cho mục đích chuyển đổi cũng như tổ chức đào tạo phát triển cho giáo viên thành công. Quan trọng hơn, trường học cũng cần có những giáo viên sử dụng màn hình tương tác và chia sẻ với các giáo viên khác về lợi ích mà màn hình tương tác có thể mang lại cho lớp học. Cuối cùng, ban quản lý nhà trường cần phải xây dựng chính sách và hành động để xác định cách thức nhà trường sẽ vận hành và ứng dụng màn hình tương tác vào giảng dạy.

Những khó khăn khi giáo viên sử dụng màn hình tương tác trong giảng dạy và Giải pháp khắc phục

Chìa khóa để sử dụng màn hình tương tác thành công

Những thay đổi lớn trong công tác tổ chức, chuẩn bị, phổ biến và triển khai sẽ là chìa khóa giúp giới thiệu công nghệ mới thành công. Với tư cách là nhà cung cấp giải pháp giáo dục, ViewSonic tin rằng 3 yếu tố sau đây là chìa khóa giúp đưa màn hình tương tác vào lớp học thành công:

 1. Chuẩn bị

Nhà trường cần đặt ra câu hỏi: Kết quả nhà trường mong muốn đạt được là gì? Và cần thực hiện quy trình gì để đạt được kết quả đó?  Nếu mục tiêu là giúp học sinh đạt được kết quả học tập tốt hơn và tương tác tích cực hơn trong lớp học, nhà trường cần tập trung vào cách khiến tiết học của giáo viên trở nên cuốn hút hơn và chủ động tạo ra môi trường mà giáo viên có thể truy cập thành công vào mọi công cụ. Ví dụ như khả năng lưu trữ và chia sẻ tài liệu dễ dàng, lớp học có thể chiathành các nhóm để thảo luận và sử dụng định dạng tệp tin chuẩn chung. Bên cạnh đó, nhà trường phải đảm bảo trang bị toàn bộ cơ sở hạ tầng CNTT như cáp, hệ thống Internet và máy chủ trước khi lắp đặt màn hình tương tác.

2. Phổ biến & Đào tạo

Sau khi có kế hoạch, nhà trường cần bắt đầu trao đổi với giáo viên, nhân viên CNTT và nhà cung cấp phần cứng/phần mềm. Các yêu cầu để phục vụ giảng dạy cần được đáp ứng và có sự phản hồi rõ ràng. Đội ngũ CNTT cần có kế hoạch chi tiết về cách thức hỗ trợ giáo viên trong quá trình chuyển đổi. Điều quan trọng nhất, các thương hiệu cần phải trao đổi trực tiếp giáo viên để hiểu được nhu cầu của họ và tìm ra cách tốt nhất để đạt được kết quả như mong muốn. Thông qua công tác đào tạo và trao đổi chủ động với giáo viên, nhà trường sẽ tìm ra được nguyên nhân gốc rễ khiến nhiều giáo viên từ chối thay đổi, từ đó bắt đầu quá trình tìm kiếm giải pháp. Nhà trường cần nhớ rằng công tác đào tạo rất cần thời gian và nhà trường cũng cần mời chuyên viên đào tạo bên ngoài về hướng dẫn giáo viên cách sử dụng công nghệ sao cho hiệu quả. Trong quá trình đào tạo, giáo viên có thể nhận được hỗ trợ trực tiếp, từ đó xác định và giải quyết được vấn đề.

 3. Triển khai

Sau khi hoàn thành kế hoạch, đã thực hiện công tác Phổ biến & Đào tạo thì bước cuối cùng là triển khai kế hoạch. Trong quá trình triển khai vẫn nên tiếp tục công tác Phổ biến & Đào tạo nhằm đảm bảo tiến độ. Nhà trường cần cấu hình cả phần cứng và phần mềm để giáo viên có thể sử dụng ngay khi năm học mới bắt đầu. Bất kỳ vấn đề chậm trễ hay gián đoạn nào cũng có thể ảnh hưởng đến nhà trường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giáo viên tiếp cận sử dụng công nghệ. Ngoài ra, nhà trường cần mở rộng hoạt động đào tạo và hỗ trợ để đảm bảo hoàn thành việc ứng dụng và tích hợp công nghệ vào công tác giảng dạy.

Vai trò của các Công ty sản xuất màn hình tương tác

Với tư cách là một thương hiệu hàng đầu của Mỹ và đi đầu trong lĩnh vực sản xuất màn hình tương tác, ViewSonic  luôn có những trách nhiệm đối với giáo viên và học sinh. Chúng tôi cần phải điều chỉnh hệ thống của mình để dễ dàng đáp ứng được nhu cầu của giáo viên, đồng thời cũng cần cải tiến các công cụ để giúp giáo viên sử dụng dễ dàng sử dụng.

Xây dựng các kênh truyền thông hiệu quả cho giáo viên cũng là việc cần thiết để hiểu được nhu cầu giảng dạy cũng như cách chúng tôi có thể điều chỉnh để phù hợp với tầm nhìn và mục tiêu giảng dạy của giáo viên. Chỉ khi hoàn thành những bước này thì chúng ta mới thể giải quyết được vấn đề.

Chúng tôi thường xuyên lên kế hoạch để đến thăm và trao đổi với giáo viên và ban quản lý nhà trường để nâng cao chất lượng hơn nữa cho màn hình tương tác kỹ thuật số. Chúng tôi có thể cùng nhau nắm bắt nhu cầu và đưa ra chiến lược đảm bảo cung cấp công nghệ giáo dục phù hợp cho giáo viên và học sinh. Màn hình tương tác có nhiều lợi ích vượt xa so với những khó khăn mà chúng tôi đã chia sẻ ở bài viết này. Hãy chia sẻ với những khó khăn trong quá trình giảng dạy với Chuyên gia áp dụng công nghệ vào giáo dục của ViewSonic ngay hôm nay để cùng ViewSonic tìm ra các giải pháp và giúp việc giảng dạy trở nên hiệu quả hơn.

Chia sẻ của các giáo viên về sử dụng màn hình tương tác kỹ thuật số

Trường tiểu học Lê Đức Thọ – TP. Hồ Chí Minh là một trong những trường tiên phong về việc ứng dụng công nghệ vào giảng dạy. Hãy cùng lắng nghe các chia sẻ thực tế của giáo viên khi sử dụng màn hình tương tác trong video sau:

Trường mầm non Quốc tế ASEAN – TP. Bắc Giang là trường mầm non đi đầu về việc sử dụng công nghệ để giảng dạy:

Bài viết này dựa trên sự chia sẻ của Javier Chen – Trưởng nhóm phát triển myViewBoard Growth.

Javier Chen profile


Javier Chen
Trưởng nhóm phát triển myViewBoard Growth

Javier Chen là Trưởng nhóm phát triển của Hệ sinh thái myViewBoard tại ViewSonic và đang sống ở Đài Bắc, Đài Loan. Javier không chỉ là một chuyên gia hàng đầu với các khách hàng kỹ thuật số mà còn có khả năng thông thạo 3 ngôn ngữ gồm tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Trung Quốc.

Write A Comment